Ký sinh trùng thường có ở trái cây và rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái hoặc các món ăn sống như sushi, sashimi. Ngoài ra vật nuôi và môi trường đất cũng là một yếu tố gây bệnh nguy hiểm khác đối với con người.
2.ĐƯỜNG XÂM NHẬP:
Da
Miệng
Niêm mạc
3. TRIỆU CHỨNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG:
Suy giảm miễn dịch dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm, không tập trung và trí nhớ kém. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể như protein, chất béo, carbohydrates và đặc biệt là vitamin A và B12.
Ký sinh trùng có thể gây ra rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra dị ứng và phản ứng dị ứng.
Các vấn đề về da gây phát ban, exzama và các vấn đề về da gây Ngứa khác.
Đau khớp và cơ bắp bởi sự chấn thương các mô do hoạt động của ký sinh trùng hoặc do kết quả của các phản ứng miễn dịch.
Thức dậy thường xuyên vào buổi đêm .
Thiếu máu
Bồn chồn lo lắng do các độc tố có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến ngủ không ngon giấc, căng thẳng thần kinh và trạng thái lo lắng.
Bệnh nhân sẽ gặp các tình trạng như tiêu chảy, kích thích ruột, chướng bụng, đầy hơi.
4. KHI NÀO CẦN XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG TRONG MÁU:
Đối với các ký sinh trùng lạc chủ như bệnh gạo heo, giun Gnathostoma spinigerum, bệnh Toxocara canis , bệnh nhiễm giun lươn, bệnh do amip (Entamoeba histolytica) hoặc do sán lá gan (Fasciola hepatica), những loại ký sinh trùng này đều đi qua mô cơ thể, theo máu đến các cơ quan nên tạo ra kháng thể IgM và IgG đặc hiệu. Vì vậy, các bác sỹ thường dùng phương pháp ELISA để xác định bệnh nhân có tiếp xúc với các loại ký sinh trùng này hay không?
Ngoài ra còn phải theo dõi công thức máu để xem bạch cầu toan tính có gia tăng hay không. Đây là phương pháp xét nghiệm nhanh, ít xâm lấn và có thể tầm soát nhiều loại ký sinh trùng lạc chủ. Thử máu (ELISA) không thể tìm các ký sinh trùng đặc hiệu của người tại đường ruột như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dải cá, sán dải heo, sán dải bò… Để xác định các ký sinh trùng này thì phải dùng phương pháp soi phân trực tiếp.
5. NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA BỆNH KÝ SINH TRÙNG:
Rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
Rửa trái cây, hoa quả và rau xanh sạch sẽ trước khi ăn.
Không được lấy miệng cắn móng tay hoặc cắn đầu bút và những vật không vệ sinh khác.
Nấu chín cá và thịt trước khi ăn.
Nên uống nước lọc tinh khiết, uống nước đã đun sôi.
Tránh tiếp xúc gần gũi với vật nuôi, vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi, không để chúng nằm trên ghế sofa, giường hoặc liếm lên mặt.
Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 – BỘ CÔNG AN