Sụn Surgiform là thế hệ sụn nâng mũi mới nhất với những bước tiến vượt bậc về cả trọng lượng, cấu tạo và độ bền vững. Nguyên liệu chính tạo ra Surgiform là ePTFE – một nguyên liệu an toàn trong y tế, thân thiện với cơ thể con người, trước đó đã sử dụng để làm mạch máu nhân tạo. Nâng mũi surgiform được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt về độ an toàn và cấp phép sử dụng trong nâng mũi. Sụn được đúc khối sẵn có hình dáng phù hợp với sống mũi.
2. Các ưu điểm của nâng mũi cấu trúc Surgiform là gì ?
Sụn Surgiform có thể bám chặt vào khoang mũi, giúp giữ được hình dáng mũi lâu dài nhờ vào cấu tạo đặc biệt của nó.
Độ tương thích với cơ thể cao (95-96%), giúp hạn chế tối đa các hiện tượng bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng mũi do đào thải.
Sụn dễ dàng uốn cong tự nhiên và cắt gọt tạo hình sống mũi trong quá trình phẫu thuật nhờ vào độ dẻo vượt trội.
Hiếm khi, thậm chí hầu như không bị ảnh hưởng đến mũi ngay cả khi bạn vặn hoặc xoay mạnh mũi nhờ tính định hình cao.
Giúp cho dáng mũi cao thẳng tự nhiên, xoá đi hầu hết các nhược điểm cũ của mũi.
Quá trình bình phục thường nhanh, không để lại các biến chứng sau khi phẫu thuật do chất liệu surgiform vô cùng thân thiện.
3. Các biến chứng thường gặp trong nâng mũi thẩm mỹ:
Mũi bị cong, vẹo hoặc lệch: Nguyên nhân là do cố định chất liệu sụn không đúng vị trí, mũi quá cao, mô xơ co rút không đều hoặc bị va chạm mạnh sau nâng khiến sụn bị xê dịch. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật chỉnh sóng mũi.
Chèn ép mạch, tắc mạch gây hoại tử: Đây là biến chứng khi nâng mũi không phẫu thuật bằng các chất làm đầy như filler. Nếu kĩ thuật tiêm không chính xác, filler kém chất lượng rất dễ gây ra các biến chứng trên. Với nâng mũi bằng chỉ thì biến chứng thường gặp đó là nhiễm trùng muộn.
Lộ sóng – bóng đỏ và thủng da đầu mũi: Trong quá trình nâng mũi – đặc biệt là mũi nhân tạo nếu lạm dụng sụn nhân tạo để nâng cao, kéo dài đầu về lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng lộ sóng và bóng đỏ đầu mũi hoặc căng đầu da mũi, khiến thủng đầu mũi… Sửa lại mũi với phương pháp và dáng mũi phù hợp sẽ giúp khắc phục được trình trạng mũi bóng đỏ, thủng da.
Mũi bị nhiễm trùng: Nhiễm trùng sớm có thể phát hiện ngay sau tuần đầu phẫu thuật với các dấu hiệu như bị viêm, sưng đỏ, chứa mủ. Nhiễm trùng muộn cũng có dấu hiệu tương tự nhưng tái phát muộn hơn, có thể sau 1 – 3 tháng, thậm chí là 6 tháng. Mũi nhiễm trùng cần phải xử lý tháo sóng, đặt trung bì mỡ và chờ làm lại sau từ 3 – 6 tháng.