CÁC BIỂU HIỆN CỦA LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ ?
Osteoporosis
1.1 Đau lưng cấp, giảm chiều cao, gù lưng, dáng đi khom:
Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
1.2 Đau nhức đầu xương:
Một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
1.3 Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên:
Xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
1.4 Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn:
Loãng xương gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
2. Các phương pháp phòng loãng xương hiệu quả:
2.1 Nguyên nhân gây loãng xương:
Loãng xương có nhiều nguyên nhân khác nhau: bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Trong đó yếu tố nguy cơ: giới tính (nữ giới), tuổi tác và di truyền là không thể thay đổi. Một số yếu tố phổ biến khác bao gồm:
Ngoài ra, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương cao hơn. Cụ thêr:
2.2 Phòng ngừa loãng xương bằng cách nào ?
Luyện tập phù hợp: Tập thể dục thích hợp giúp tăng sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng, cải thiện tuần hoàn máu, có thể làm tăng lưu lượng máu xương và nâng cao sức chịu đựng của xương, do đó giảm thiểu tốc độ mất canxi của xương.
Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời: Tia cực tím của Mặt trời có thể làm cho 7-Dehydrocholesterol dưới da chuyển hóa thành vitamin D, vitamin D thúc đẩy sự hấp thu canxi, vì thế thiếu vitamin D có thể làm tăng khả năng thiếu canxi.
Chế độ ăn uống cân bằng: Để tăng hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn và thúc đẩy sự hấp thu canxi, nên uống sữa bò và ăn nhiều pho mát hoặc ngũ cốc các loại, bổ sung hợp lý các loại rau giàu canxi như cải bắp hoặc rau diếp, kết hợp tắm nắng Mặt trời để thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể.
Tránh uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá: Lạm dụng rượu sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi. Hút thuốc hoặc uống nhiều trà hoặc cà phê cũng thúc đẩy sự mất canxi và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng xương.
Bài viết được đăng tải bởi: Dr Võ Hồng Hướng – Chuyên gia cơ xương khớp & Phục hồi chức năng
Liên hệ: KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN 199
Điện thoại hỗ trợ 24/7: 0906548848
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com