MENU

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

– ĐIỀU TRỊ & CÁCH PHÒNG NGỪA

Diabetes

Tiểu đường là một bệnh mãn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu & các rối loạn chuyển hóa khác.
Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường: Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố sau đây:

  • Di truyền hoặc gia đình
  • Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực…

1. Ai là người dễ bị bệnh tiểu đường: 

  • Người mập phì
  • Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường
  • Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á
  • Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ
  • Cao huyết áp
  • Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)
  • Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).

2 Triệu chứng của bệnh tiểu đường:

  • Típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều.
  • Típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ.

3. Những biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
  • Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận
  • Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt
  • Thần kinh: dị cảm, tê tay chân
  • Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
  • Tử vong.

4. Cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường: Cần có hiểu biết về bệnh tiểu đường. Nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết kiểm tra định kỳ 06 tháng/lần.

  • Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)
  • Mập phì
  • Ít hoạt động thể lực
  • Đã được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói hay rối loạn dung nạp đường
  • Cao huyết áp
  • Rối loạn mỡ trong máu.

5. Cách điều trị: Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa:

  • Bác sĩ nội khoa, nội tiết
  • Chuyên gia về dinh dưỡng

Lưu ý: Để điều trị tiểu đường cần:
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Rèn luyện cơ thể
– Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).

6. Chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh tiểu đường: Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống.
Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:
1) Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)
2) Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)
3) Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%
4) Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Bác sĩ tư vấn: Khoa Đông Y – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng 

 

ĐẶT LỊCH KHÁM TRỰC TUYẾN

 

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Qúy khách tra cứu nhanh bằng cách quét QR code trên Zalo hoặc click vào hình bên dưới:

Ẩn quảng cáo