Khám định kỳ Đà Nẵng10 Tháng Mười Hai, 2021 10:40 sáng
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI NÂNG MŨI
Something need to know before getting nose rhinoplasty
DÁNG MŨI:
Đối với người Châu Á, dáng mũi chuẩn được đánh giá theo tỉ lệ vàng như sau:
Độ dài của mũi khoảng 1/3 chiều dài gương mặt, sóng mũi thẳng, cao từ 9 – 11 mm.
Độ cao của chóp mũi và độ rộng của cánh mũi khoảng 1/3 chiều dài mũi tạo form chữ A thon gọn.
Góc hợp bởi chóp mũi – nhân trung – môi trên từ 95 – 105 độ. Góc giữa ấn đường (giữa chân mày), sơn căn (giữa hai mắt) và sóng mũi khoảng 115 – 135 độ.
Góc nghiêng mũi khoảng 30 – 40 độ so với mặt phẳng của khuôn mặt.
2. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI PHẪU THUẬT NÂNG MŨI:
Mũi bị cong, vẹo hoặc lệch: Nguyên nhân là do cố định chất liệu sụn không đúng vị trí, mũi quá cao, mô xơ co rút không đều hoặc bị va chạm mạnh sau nâng khiến sụn bị xê dịch. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật chỉnh sóng mũi.
Chèn ép mạch, tắc mạch gây hoại tử: Đây là biến chứng khi nâng mũi không phẫu thuật bằng các chất làm đầy như filler. Nếu kĩ thuật tiêm không chính xác, filler kém chất lượng rất dễ gây ra các biến chứng trên. Với nâng mũi bằng chỉ thì biến chứng thường gặp đó là nhiễm trùng muộn.
Lộ sóng – bóng đỏ và thủng da đầu mũi: Trong quá trình nâng mũi – đặc biệt là mũi nhân tạo nếu lạm dụng sụn nhân tạo để nâng cao, kéo dài đầu về lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng lộ sóng và bóng đỏ đầu mũi hoặc căng đầu da mũi, khiến thủng đầu mũi… Sửa lại mũi với phương pháp và dáng mũi phù hợp sẽ giúp khắc phục được trình trạng mũi bóng đỏ, thủng da.
Mũi bị nhiễm trùng: Nhiễm trùng sớm có thể phát hiện ngay sau tuần đầu phẫu thuật với các dấu hiệu như bị viêm, sưng đỏ, chứa mủ. Nhiễm trùng muộn cũng có dấu hiệu tương tự nhưng tái phát muộn hơn, có thể sau 1 – 3 tháng, thậm chí là 6 tháng. Mũi nhiễm trùng cần phải xử lý tháo sóng, đặt trung bì mỡ và chờ làm lại sau từ 3 – 6 tháng.