BỆNH TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN
Reflux esophagitis – a dangerous disease
Căn bệnh nguy hiểm nhưng đang bị coi thường
Bệnh trào ngược thực quản hiện nay khá phổ biến và có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Do tính chất phức tạp của các triệu chứng và quá trình phát triển bệnh nên nhiều người đánh giá sai mức độ bệnh, từ đó sinh ra tâm lý chủ quan. Chính vì vậy tìm hiểu về căn bệnh này để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm là điều hết sức cần thiết.
Bệnh trào ngược thực quản là một tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản, là một hiện tượng sinh lý bình thường. Đa số trường hợp hiện tượng này xuất hiện ở các thời điểm khác nhau trong ngày đặc biệt là sau ăn và không gây hậu quả. Khi hiện tượng trào ngược gây triệu chứng hoặc tổn thương niêm mạc thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược trào ngược dạ dày thực quản.
2. Những biểu hiện của bệnh trào ngược thực quản:
Ợ nóng : Là triệu chứng chính của trào ngược thực quản. Người bệnh sẽ cảm giác nóng rát khó chịu lan từ thượng vị lên phía sau xương ức, có thể lan ra cổ họng. Cảm giác này ngày càng khó chịu hơn nếu bạn nằm hoặc cúi xuống ngay sau khi ăn. Người bệnh còn có thể kèm thêm ợ chua và ợ thức ăn. Đó là lúc dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản kèm vị chua trong miệng.
Nuốt khó, nuốt đau: Cảm giác thức ăn đang bị kẹt ở thực quản hay có đờm ở cổ. Nguyên nhân do acid dạ dày trào ngược lên nhiều và mạnh gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản.
Khàn giọng, đau họng, ho đêm: Triệu chứng này dễ khiến chẩn đoán nhầm với viêm họng. Khàn giọng ở bệnh nhân bị trào ngược thực quản thường xảy ra vào sáng sớm, có thể hết vào trưa, chiều.
Đau và tức vùng ngực: Người bị bệnh trào ngược thực quản có cảm giác bị đè ép, thắt ở vùng sau xương ức lan ra lưng, cổ, hàm hoặc cánh tay, kéo dài vài phút đến hàng giờ. Triệu chứng này thường xuất hiện sau ăn, nếu bạn stress các cơn đau tức còn nặng hơn. Cơn đau có thể tự hết hoặc dùng thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid.
Nước bọt tiết nhiều hơn so với mức bình thường nhằm trung hòa acid trào lên thực quản.
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây trào ngược thực quản:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở mọi lứa tuổi, đôi khi không có lý do. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh:
4. Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản – Trào ngược thực quản thường không đe dọa tính mạng, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng:
Vì vậy, để chặn đứng các biễn chứng của bệnh trào ngược thực quản, khi phát hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể như ợ chua, ợ nóng, đau rát ở vùng ngực thường xuyên, bạn hãy đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ sớm phát hiện ra đó có phải là trào ngược dạ dày hay không.
5. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
Có một số phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần làm giảm triệu chứng bệnh rất hiệu quả như xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý:
Nếu áp dụng các biện pháp nói trên mà không cải thiện tình trạng bệnh trào ngược thực quản , bạn cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sử dụng thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, làm giảm acid dạ dày, thuốc kháng acid dạ dày…
Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ CKI Trần Quốc Khánh, điện thoại liên hệ: 0947837471 – KHOA NỘI TIÊU HÓA – BỆNH VIỆN 199
Thông tin liên hệ:
Bác sĩ tư vấn:
Dịch vụ:
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com
Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời. Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.
…