MENU

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

  1. Bệnh Trĩ là gì ?

Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Bệnh trĩ có 2 dạng, dạng thứ nhất phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội, dạng thứ hai phát triển dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại. Cụ thể:

Trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược (là đường hình răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng (biểu mô) của hậu môn và trực tràng). Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy và chỉ phát hiện khi đi tiêu ra máu. Khi trĩ to lên, bệnh nhân đi tiêu sẽ lòi trĩ.
Trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược, và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.

2. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ:

2.1 Điều trị Nội khoa: Vệ sinh, dinh dưỡng, thuốc 

Chỉ định: 

  • Đối với các trường hợp bệnh nhẹ. 
  • Chăm sóc trước và sau khi can thiệp các thủ thuật hay phẫu thuật ngoại khoa 

Vệ sinh & dinh dưỡng: 

  • Vệ sinh: Tại hậu môn, sau khi đi ngoài cần rửa nước ấm, ngâm hậu môn trong nước ấm. Không ngồi xổm, vác nặng. Sống lành mạnh, luyện tập nhẹ nhàng, đi bộ …
  • Dinh dưỡng: Tránh các thức ăn nóng, cay, rượu bia, ăn nhiều chất xơ, uổng đủ nước. 

Thuốc:

Hiện nay các loại thuốc phổ biến được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh trĩ: Daflon, Tri-hemorrhoi, Hemoclin, Ginkofort. Hầu hết các loại thuốc nêu trên đều có nguồn gốc tự nhiên, chiết xuất từ các loại thực vật. 

2.2 Các thủ thuật: 

  • Tiêm trĩ 
  • Thắt vòng cao su 
  • Bắn laser 
  • Điện từ trường. 

2.3 Điều trị bằng phẫu thuật:

Hiện có nhiều phương pháp mổ trĩ phụ thuốc vào độ nặng của bệnh, cụ thể: 

  • Phẫu thuật Longo. 
  • Phẫu thuật triệt mạch. 
  • Treo trĩ 
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Phương pháp mổ hở Miligan-Morgan, phương pháp cắt trĩ kín khâu lại vết thương Ferguson …

Bệnh trĩ nếu không được điều trị, lâu ngày sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mãn tính, sút cân, giảm thể lực, hoại tử trĩ … Các bác sĩ tại ĐƠN VỊ HẬU MÔN TRỰC TRÀNG – BỆNH VIỆN 199 khuyến cáo: mọi người nên ăn nhiều chất xơ, hoa quả chín, uống đủ nước hàng ngày, thường xuyên tập thể thao. Tránh táo bón và ngồi lâu. 

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ TRẦN NGUYÊN PHÚ – ĐƠN VỊ HẬU MÔN TRỰC TRÀNG – BỆNH VIỆN 199. Thạc sĩ – Bác sĩ nội trú Trần Nguyên Phú với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hoá và Hậu môn trực tràng.

Thông tin liên hệ để tư vấn khám & điều trị: 

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn

ĐẶT LỊCH KHÁM TRỰC TUYẾN

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Những Dấu Hiệu Thường Gặp Của Bệnh Trĩ Bạn Nên Biết Sớm

Ẩn quảng cáo