MENU

CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI ĐÀ NẴNG

CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI ĐÀ NẴNG

Autism in childrens

Can thiệpĐiều trị Chậm nói

  1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì:
  • Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được phát hiện trong 3 năm đầu đời.
  • Tự kỷ là do một loại rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.
  • Tự kỷ có thể xảy ra không biệt giới tính, giàu nghèo, chủng tộc hay địa vị xã hội.
  • Tự kỷ được thể hiện qua các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, các hành vi, sở thích, hoạt động có tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

2. Nguyên nhân :

2.1 Những yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi làm cha mẹ cao.
  • Mắc bệnh nhiễm khuẩn ở giai đoạn tiền sản (rubella..). Dùng thuốc trong quá trình mang thai.
  • Mẹ bị stress trong quá trình mang thai.
  • Trẻ sinh non.

2.2 Gene:

  • Có nhiều gene liên quan đến ASD. Đột biến có thể được tìm thấy ở nhiều gene chứ không chỉ một gene đơn lẻ.
  • Các gene mang biến đổi di truyền thông thường liên quan tới quá trình truyền dẫn thần kinh.

3. Các phương pháp can thiệp rối loạn phổ tự kỷ hiện nay:

Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều phương pháp can thiệp rối loạn phổ tự kỷ khác nhau. Can thiệp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường được chia thành hai nhóm phương pháp lớn: Các phương pháp trị liệu và Điều trị y khoa các tình trạng kèm theo.

Các phương pháp trị liệu:

3.1 Trường phái trị liệu hành vi: Gồm những phương pháp tập trung dạy trẻ các kỹ năng và hành vi mới bằng cách sử dụng những kỹ thuật đặc biệt, có cấu trúc. Những phương pháp này dựa trên cách tiếp cận Phân tích hành vi ứng dụng ABA, được áp dụng nhiều nhất, có nhiều nghiên cứu nhất và có những bằng chứng khoa học mạnh mẽ nhất về hiệu quả can thiệp.

3.2 Trường phái trị liệu phát triển: Gồm các phương pháp can thiệp dựa vào cách thức giúp trẻ phát triển các mối quan hệ liên cá nhân tích cực và có ý nghĩa. Trẻ được tập trung dạy những kỹ năng xã hội và giao tiếp trong môi trường có cấu trúc, phát triển các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. Các phương pháp này có ít nghiên cứu hơn so với tiếp cận ABA. Một số phương pháp như : Ngồi sàn (Floortime), can thiệp phát triển quan hệ (Relationship Developmental Intervention –  RDI).

3.3 Can thiệp phối hợp các trường phái: phối hợp cả phương pháp hành vi và phát triển, được thực hiện có hệ thống. Bao gồm: Mô hình phát triển sớm Denver (Early Start Denver Model – ESDM) và trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp (Training and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children –  TEACCH).

3.4 Các liệu pháp trị liệu cụ thể: Là những phương pháp tác động vào những khó khăn cụ thể bằng những kỹ thuật đặc biệt. Các trị liệu này thường được phối hợp hoặc nằm trong các chương trình can thiệp khác. Bao gồm :

  • Ngôn ngữ trị liệu (Speech therapy): bao gồm một số kỹ thuật được thiết kế để phối hợp các cơ chế của việc phát âm, hiểu ý nghĩa và giá trị xã hội của ngôn ngữ. Liệu pháp này có thể có mục tiêu khác nhau ở những trẻ khác nhau, phụ thuộc vào năng lực ngôn ngữ của cá nhân.
  • Phương pháp giao tiếp bằng trao đổi tranh (Pictures Exchange Communication System – PECS)
  • Điều trị tích hợp giác quan
  • Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy – OT)

3.5 Điều trị y khoa các tình trạng kèm theo

Các tình trạng y khoa đi kèm như: co giật, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, tiêu hóa… có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và chất lượng sống của trẻ em và gia đình. Vì vậy, mỗi tình trạng y khoa đều cần một phương pháp điều trị cụ thể tùy theo mức độ nặng và mức độ ảnh hưởng đến chức năng trẻ. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác đi kèm như: tăng động giảm chú ý, lo âu, trầm cảm, ám ảnh, các rối loạn hành vi gây rối… cũng cần được điều trị bằng thuốc hướng thần hoặc các biện pháp can thiệp tâm lý cụ thể.

4. Mục đích can thiệp

  • Giảm thiểu các khiếm khuyết cốt lõi (các khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội, các hành vi giới hạn, lặp lại) và các vấn đề đi kèm.
  • Nâng cao khả năng độc lập nhất có thể, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và đạt được các kỹ năng thích ứng.
  • Loại trừ, giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các hành vi không mong muốn làm cản trở sự phát triển các kỹ năng.

Bài viết được đăng tải bởi: KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – BỆNH VIỆN 199

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986969
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Đường đi (Get directions): Click here

Đặt lịch khám trực tuyến

Điện thoại hỗ trợ 24/7: 0906548848

Bác sĩ phụ trách: 

  • Bác sỹ CKI Võ Thị Hồng Hướng – Trưởng khoa
  • Bác sỹ CKI Tưởng Thị Thu Hường – Phó Trưởng khoa
  • Bác sỹ Trương Thị Hương Giang
  • Bác sỹ CKI Trịnh Văn Trung
  • Bác sỹ Lưu Thị Trinh

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

ĐIỀU TRỊ TRẺ CHẬM NÓI TẠI ĐÀ NẴNG

Chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp, trẻ chậm nói là do tạm thời và có thể khắc phục dưới sự hỗ trợ và quan tâm của bố mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài nguyên nhân do bệnh lý hoặc tâm lý khiến cho bé chậm nói so với bình thường:

Ẩn quảng cáo