Tuyến giáp là tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở trước cổ. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc điều hòa năng lượng của cơ thể, ảnh hưởng các hoạt động của các cơ quan như tim mạch, nội tiết, chuyển hóa, thần kinh… Bướu giáp lan tỏa là một trong những bệnh tuyến giáp thường gặp.
Bướu cổ là từ ngữ dân gian, thường để nói đến tình trạng tuyến giáp to ra. Nếu tuyến giáp to đều cả hai bên thì được gọi là bướu giáp lan tỏa. Hầu hết tình trạng này là lành tính không nguy hại trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư nên khi phát hiện cần được thăm khám, kiểm tra theo định kỳ.
2. PHÂN LOẠI:
Bướu giáp lan tỏa được chia làm hai loại: Bướu giáp lan tỏa không độc và bướu giáp lan tỏa nhiễm độc
Bướu giáp lan tỏa không độc: Các bướu giáp lan tỏa đơn thuần, về lâu dài có xu hướng dẫn đến suy giáp, một số diễn biến thành cường giáp. Cần kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm các diễn biến này.
Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc (Basedow): Đây là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp bướu phì đại lan tỏa. Qúy khách xem chi tiết bệnh này vui lòng vào nút tìm kiếm nhập từ khóa “Bướu Basedow“.
3. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
Bướu giáp lan tỏa thường là lành tính. Bướu giáp lan tỏa nhỏ thường không có triệu chứng nên không cần điều trị.
Bướu giáp lớn hơn gây chèn ép, khó nuốt, khó thở hoặc bướu to gây mất thẩm mỹ có thể điều trị bằng Levothyroxin liều ức chế TSH xuống ở giá trị tối thiểu, làm thu nhỏ bướu giáp và giảm các triệu chứng. Một số trường hợp cần phẫu thuật để giảm triệu chứng hoặc vì thẩm mỹ, phẫu thuật không làm thay đổi bản chất của bệnh gây ra bướu giáp.
Đối với Basedow, quý khách nên đến khám & phẫu thuật điều trị tại Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng. Chi tiết về bệnh viện vui lòng vào nút tìm kiếm nhập từ khóa ” Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng“.
Bài viết được tư vấn nội dung bởi Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng – Giám đốc bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng.