MENU

Khi nào cần tập luyện phục hồi chức năng khi bị gãy xương vùng mắt cá chân

Khi nào cần tập luyện phục hồi chức năng khi bị gãy xương vùng mắt cá chân

When to rehabilitate when you have a ankel fracture

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Khamdinhkydanang.com

Không ai muốn trải qua sự đau đớn và bất tiện khi bị gãy vùng cổ chân. Cho dù đó là do ngã, tai nạn hay chấn thương thể thao, gãy xương vùng cổ chân là vô cùng đau đớn và còn một chặng đường dài để hồi phục hoàn toàn.

Trước khi phẫu thuật:

Nếu bạn gặp Bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu sau khi nghi ngờ chấn thương và gãy xương:

Hướng dẫn bạn cách chăm sóc chấn thương cấp tính bằng công thức RICE: nghỉ ngơi, chườm đá, nâng cao chân.

Cố định mắt cá chân của bạn bằng cách quấn nó bằng nẹp để hạn chế cử động và kiểm soát tình trạng sưng tấy.

Chườm đá để giảm sưng đau.

Hướng dẫn nâng cao mắt cá chân để kiểm soát sưng.

Hướng dẫn cách đi bộ mà không đè nặng lên cổ chân bị thương, sử dụng nạng hoặc khung tập đi.

Khi nào thì bắt đầu tập PHCN sau khi bị gãy mắt cá chân?

Nên tập luyện sớm sau phẫu thuật. PHCN sau phẫu thuật gãy xương có 3 giai đoạn: giai đoạn cấp tính, giai đoạn phục hồi và giai đoạn chức năng. Tùy vào mỗi giai đoạn sẽ có các chương trình tập luyện khác nhau, đảm bảo tính an toàn cho việc sau phẫu thuật, thúc đẩy quá trình liền thương.

Nếu một người đã trải qua phẫu thuật kết hợp xương, họ cần được hỗ trợ đi lại. Trong trường hợp này, một nhà vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân học cách hoạt động với dụng cụ hỗ trợ đi lại (thường là nạng). Nhà vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cách đứng lên từ vị trí ngồi, cách đi với nạng và cách đi lên và xuống cầu thang.

KHÁM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHƯ THẾ NÀO?

Tại buổi hẹn đầu tiên, bác sĩ và chuyên gia Vật lý trị liệu xem xét cẩn thận tình trạng chấn thương và lập một kế hoạch. Họ sẽ xem xét:

  • Dáng đi: Đây là đánh giá về cách đi lại sau phẫu thuật: đi khập khiễng bao nhiêu, đánh giá những hạn chế và lập kế hoạch điều trị để giải quyết
  • Mô sẹo: Nếu một người trải qua phẫu thuật, sẽ có sẹo do vết mổ, cũng như các vết thương. Chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn kỹ thuật xoa bóp để khuyến khích quá trình chữa lành và tăng phạm vi chuyển động xung quanh mô sẹo.
  • Sức mạnh: Sau nhiều tuần không chịu áp lực hoặc ít sử dụng sau mổ, cổ chân sẽ mất đi một phần sức mạnh, yếu và teo cơ. Do đó cần phải đánh giá sức mạnh cơ, tập các bài tập tăng sức mạnh cơ theo từng giai đoạn lành thương
  • Đau đớn: Mặc dù việc chữa lành đang diễn ra tốt đẹp, nhưng vẫn có thể có cảm giác đau khi vết thương tiếp tục lành. Nếu có cảm giác đau hoặc khó chịu khi bắn, bác sĩ sẽ đánh giá những việc cần làm để giải quyết.
  • Phạm vi của chuyển động. Toàn bộ chuyển động của mắt cá chân sẽ bị ảnh hưởng khi bị gãy hoặc gãy và điều quan trọng là phải lấy lại chức năng đó để có thể trở lại hoạt động bình thường.

Khám và lượng giá không chỉ ở khớp cổ chân mà nên đánh giá chân phẫu thuật và toàn bộ cơ thể, có thể đã bị ảnh hưởng trong quá trình phẫu thuật.

Lưu ý: Điều trị vật lý trị liệu khác nhau đối với mỗi người và phụ thuộc vào loại chấn thương, cách bạn đang phẫu thuật, cũng như tuổi tác và sức khỏe thể chất của bạn.

Bài viết được đăng tải bởi: Khoa phục hồi chức năng – Bệnh viện 199

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986969
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Bác sĩ tư vấn: 0979677973
Rehabilitation department of 199 Hospital

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Tầm quan trọng của phục hồi chức năng sau bong gân cổ chân

The importance of rehabilitation after ankle sprains

Ẩn quảng cáo