MENU

CONG VẸO CỘT SỐNG LÀ GÌ ?

CONG VẸO CỘT SỐNG LÀ GÌ ?

Scoliosis

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ CKI Võ Thị Hồng Hướng

Video cùng bác sĩ Võ Thị Hồng Hướng tìm hiểu về tật cong vẹo cột sống ở trẻ em: 

Trong y học, chứng cong vẹo cột sống được hiểu là tình trạng cột sống bị cong hình chữ S khi nhìn từ phía sau. Đây là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam và có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, từ sơ sinh đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên chứng bệnh này có thể được ngăn chặn nếu chúng ta điều trị kịp thời lúc tuổi còn nhỏ. Thông thường, chứng cong vẹo không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống nhưng trong một số trường hợp, nó gây ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống:

  • Không rõ nguyên nhân: Có đến 80% bệnh nhân bị vẹo cột sống mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng đa phần là liên quan đến chấn thương hoặc tai nạn. Các bác sĩ cho rằng chấn thương do tai nạn sẽ gây ra sự co thắt cơ. Sau đó do quá trình phát triển của cơ thể quanh vùng cơ đó, chứng cong vẹo sẽ hình thành.
  • Hệ thần kinh: Một số căn bệnh như bại não hoặc loạn dưỡng cơ cũng gây nên biến chứng trong dáng đi và co thắt cơ, dẫn đến cột sống bị vẹo.
  • Bẩm sinh: Đây là một trường hợp rất hiếm nhưng vẫn có một số người sinh ra với cột sống không bình thường.
  • Chiều dài của chân: nếu một chân dài hơn chân còn lại, nó sẽ gây lệch khớp hông và trực tiếp dẫn đến vẹo cột sống.
  • Bên cạnh đó, một số nhà khoa học tin rằng nguồn gốc của chứng vẹo cột sống là do phần cổ hoặc hông bị một chấn thương hoặc tai nạn nhỏ mà không được quan tâm, điều trị đúng mức. Việc này dẫn đến tích tụ áp lực ở một vùng cơ bắp, ảnh hưởng lên hệ cân bằng của cơ thể và dần dần uốn cong cột sống.

Các phương pháp điều trị vẹo cột sống:

Điều trị bảo tồn: 

Hầu hết những người bị cong vẹo cột sống đều có những đường cong nhẹ và có lẽ sẽ không cần điều trị bằng nẹp hoặc phẫu thuật. Trẻ em bị cong vẹo cột sống nhẹ có thể cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xem liệu có những thay đổi về độ cong của cột sống khi chúng lớn lên hay không

Thuốc giảm đau:

Đây là phương pháp có thể giúp giảm đau do tình trạng cột sống bị cong vẹo gây ra. Tuy nhiên không thay đổi hay cải thiện tình trạng vẹo cột sống. Tốt nhất hay tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Mang nẹp

Nếu xương của con bạn vẫn đang phát triển và trẻ bị vẹo cột sống mức độ trung bình, bác sĩ có thể đề nghị bạn mang nẹp. Mang nẹp sẽ không chữa được chứng vẹo cột sống hoặc đảo ngược đường cong, nhưng nó thường ngăn chặn sự tiến triển thêm của đường cong.

Hầu hết nẹp được đeo cả ngày lẫn đêm. Hiệu quả của nẹp tăng lên theo số giờ đeo mỗi ngày. Trẻ em đeo nẹp thường có thể tham gia vào hầu hết các hoạt động và có ít hạn chế. Nếu cần, trẻ có thể tháo nẹp để tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động thể chất khác.

Phục hồi chức năng

Sử dụng để điều trị các dạng nhẹ của vẹo cột sống để duy trì tư thế tốt, ngăn chặn biến chứng xấu đi của vẹo cột sống và tránh phẫu thuật.

Mục đích của PHCN:

  • Gỉam đau
  • Điều chỉnh các biến dạng trong ba mặt phẳng
  • Huấn luyện tư thế tốt
  • Tăng sức mạnh cơ
  • Tăng tính linh hoạt của cột sống
  • Gia tăng dung tích phổi

Phẫu thuật: 

Chứng vẹo cột sống nghiêm trọng thường tiến triển theo thời gian. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật vẹo cột sống để giảm mức độ nghiêm trọng của đường cong cột sống và ngăn nó trở nên tồi tệ hơn. 

Các biến chứng của phẫu thuật cột sống có thể bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, đau hoặc tổn thương thần kinh. Hiếm khi xương không lành và có thể cần một cuộc phẫu thuật khác.

ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG TẠI NHÀ

(Nếu có thắc mắc hoặc cảm thấy khó chịu khi tập các bài tập sau, vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể)

  1. Nâng cao tay và chân:

Mọi người có thể tăng cường sức mạnh cho lưng bằng cách nâng cao tay và chân. Để tăng tiền:

  • Nằm ngửa, trán chạm đất.
  • Nâng cánh tay của bạn qua đầu, với lòng bàn tay đặt bằng phẳng trên mặt đất. Giữ chân của bạn thẳng.
  • Nâng một cánh tay và chân phía đối diện lên khỏi mặt đất
  • Giữ một hoặc hai nhịp thở, sau đó hạ cánh tay xuống.
  • Lặp lại với bên kia
  • Lặp lại động tác 15 lần
  1. Bài tập con mèo:
  • Bắt đầu bằng tay và đầu gối, đảm bảo lưng ngang bằng, đầu và cổ thoải mái.
  • Hít thở sâu, sau đó hóp cơ bụng vào trong và hướng lên trên, cong lưng.
  • Thở ra và thả lỏng cơ bụng, thả lưng xuống, để bụng hóp và nâng đầu hướng lên trần nhà.
  • Lặp lại động tác 15 lần

Bác sĩ Võ Thị Hồng Hướng  – Trưởng khoa Phục Hồi chức năng & bệnh nghề nghiệp – Bệnh viện 199 Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986969
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Bác sĩ tư vấn: 0979677973
Bác sĩ CKII Võ Thị Hồng Hướng

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẸO CỘT SỐNG TẠI ĐÀ NẴNG

Ẩn quảng cáo