Thận là cơ quan vô cùng quan trọng và nếu cơ quan này bị tổn thương cơ thể sẽ bị nhiễm độc trong máu dẫn đến tử vong nhanh chóng. Suy thận là chức năng lọc máu, lọc nước tiểu của thận không còn bình thường dẫn đến trường hợp cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh suy thận thành 2 cấp độ khác nhau theo mức độ nguy hiểm của bệnh, cụ thể:
Bệnh suy thận cấp: Bệnh lý này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhất định và có tỉ lệ khỏi bệnh cao. Nếu được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi hoàn toàn hoặc suy giảm mức độ bệnh (tùy theo thời gian chữa trị).
Bệnh suy thận mãn tính: Đây là tình trạng bệnh suy thận đã trải qua thời kỳ suy thận cấp mà không được phát hiện kịp thời. Tình trạng thận bị tổn thương kéo dài dẫn đến bộ phận của thận bị phá hủy. Đối với phác đồ trị bệnh chỉ có thể giúp kiểm soát không để bệnh suy thận nặng thêm. Điều này đồng nghĩa với việc không thể điều trị bệnh suy thận mãn khỏi hoàn toàn.
Triệu chứng của bệnh suy thận:
Ngoài những triệu chứng thể hiện chức năng thận suy giảm gây ra xuất tinh sớm, yếu sinh lý,… thì người bệnh suy thận thường xuất hiện một vài các dấu hiệu sau:
Thường xuyên có cảm giác khó chịu kể cả khi ăn và không ăn (nhiều người nhầm lẫn với bệnh dạ dày).
Người bệnh suy thận không có cảm giác thèm ăn, cơ thể nhanh chóng sụt cân, xanh xao và suy nhược.
Cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, đau nhức khớp xương dù không vận động mạnh hay công việc liên quan.
Khi bị suy thận, người bệnh không thể đi vào giấc ngủ sâu như thường lệ, luôn trằn trọc vào ban đêm. Bên cạnh đó giấc ngủ còn bị tác động bởi dấu hiệu muốn đi tiểu nhiều hơn về đêm.
Triệu chứng bệnh suy thận thể hiện nước tiểu mỗi buổi sáng màu đậm bất thường,, thường nghiêng về vàng đồng hay màu đỏ. Với nam giới thường đi tiểu khó và cảm giác như có cặn bẩn gây đau rát khi đi tiểu.
Người bị suy thận có triệu chứng thường xuyên đau nhức vùng cơ bắp, tình trạng chuột rút cơ diễn ra với tần suất nhiều hơn. Bên cạnh đó các cơ, tay chân hay mặt sẽ có cảm giác bị tích nước dẫn đến phù nề.
Bệnh suy thận khiến cảm giác ngứa ngáy dưới da gia tăng (loại trừ các nguy cơ dị ứng) và đặc biệt cram thấy khó thở, đau nhức vùng ngực thường xuyên.
Khi bị suy thận sẽ khiến hơi thở từ mũi và miệng có mùi hôi mặc dù không mắc các bệnh lý về răng miệng.
Triệu chứng bệnh suy thận cuối cùng là các tín hiệu cụ thể hơn như huyết áp thường xuyên tăng giảm bất thường dù không có chuyện gì tác động. Ngoài ra nhịp tim hay tăng cao bất thường và có cảm giác đau nhói.
Người bị suy thận nên kiêng ăn những gì ?
Đối với người bệnh suy thận, các bác sĩ thường khuyên nên giới hạn về lượng muối và chất đạm, điều này giúp giảm được lượng chất thải mà cơ thể taọ ra, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng cho thận. Cụ thể:
Người bị suy thận không nên ăn quá nhiều muối.
Thịt: Người bị suy thận nên hạn chế thịt gà, thịt ngỗng, thú rừng, thịt heo, nội tạng động vật.
Vitamin D sẽ giúp cơ thể chuyển hóa canxi tốt hơn, giúp xương khớp chắc khỏe và đặc biệt làm giảm lượng oxalate trong nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Vitamin A: Rau diếp cá, ớt chuông, khoai lang, cà rốt hoặc các loại trái cây có màu đỏ…
Vitamin A có vai trò giảm hiện tượng kết tủa của gốc oxalate, từ đó có thể ngăn ngừa sự lắng đọng khoáng chất dẫn tới hình thành các tinh thể khoáng trong niệu quản, thận.