TRIỆU CHỨNG CỦA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Chuyên mục: Bác sĩ tư vấn sức khỏe
Bài viết được tư vấn bởi: BỆNH VIỆN BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG
Thông tin liên hệ:
Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhiều ở bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu.
Triệu chứng:
Buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, có mủ hoặc máu trong nước tiểu. Người bệnh là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu.
Tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện:
Khi có một trong các triệu chứng bên trên thì người bệnh nên đi khám sức để Bác sĩ tư vấn.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) được tìm thấy ở trong ruột, dù bệnh vẫn có thể gây ra do một số loại vi khuẩn khác. Khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác. Ở phụ nữ, vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam, nên nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn.
Vi khuẩn có khả năng đi vào trong đường tiết niệu qua các ống thông dùng trong điều trị y khoa hoặc khi sỏi hoặc các dị tật bẩm sinh làm tắc nghẽn đường tiểu hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng từ nơi khác đến thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không lây nhiễm, nhưng quan hệ tình dục khi đang bị nhiễm trùng có thể gây đau và nên được tránh.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do nhiễm khuẩn, thường là do vi khuẩn Escherichia coli.
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ có thể xảy ra do quan hệ tình dục. Tuy nhiên các cô gái không quan hệ tình dục vẫn có thể bị nhiễm trùng đường tiểu vì khu vực bộ phận sinh dục nữ là nơi các vi khuẩn rất dễ phát triển.
Ngoài nhiễm trùng, vẫn có một số các nguyên nhân khác có thể khiến cho đường tiết niệu bị viêm bao gồm:
Các kỹ thuật chẩn đoán:
Điều trị:
Bệnh nhân thường được cho dùng kháng sinh từ 3 đến 10 ngày. Ngoài ra Bác sĩ cũng thường kê thêm thuốc Phenazopyridine để giảm đau khi đi tiểu. Các loại thuốc giảm đau như Acetaminnophen, ibuprofen cũng được dùng khi cần thiết.
Người bệnh nên uống nhiều nước ép trái cây, vitamin C để làm tăng acid trong nước tiểu. Nên tránh các loại đồ uống có cồn và nên nghỉ ngơi đến khi hết đau.
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com