MENU

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG

cach-chua-benh-a-sung

Bệnh á sừng là gì ?

Bệnh Á sừng là một bệnh thuộc nhóm viêm da cơ địa, có tên tiếng anh là Dermatitis plantaris sicca. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Theo tây y thì bệnh á sừng là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn thiện, còn sót lại phần nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa. 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh:

  • Da khô nứt nẻ, đau rát, chảy máu: các tế bào da quá khô ráp, lớp sừng dày nên bong ra ngoài, nứt nẻ, sưng tấy tạo nên những đường rãnh nông trên da. Chính vì da khô bong tróc tạo nên các đường rảnh sau gây đau rát và chảy máu. 
  • Ngứa: tại các vị trí bong tróc rất ngứa, bệnh nhân gãi nhiều càng làm cho tình trạng tổn thương trầm trọng do vi khuẩn xâm nhập. 

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Nguyên nhân đầu tiên là do cơ địa tiết quá nhiều mồ hôi, da ướt rồi khô liên tục dẫn đến mất đi sự cân bằng gây khô và nứt nẻ. 
  • Do thời tiết thất thường như nắng nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi hay mùa đồng quá lạnh gây nên da khô. 
  • Việc tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với các loại hóa chất độc hại, các chất gây kích ứng da cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh. 
  • Cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, E, D, C… cũng có thể là tác nhân gây bệnh. 

Các phương pháp điều trị bệnh:

Cải thiện các triệu chứng của bệnh: 

  • Dưỡng ẩm cho da
  • Bảo vệ các vết nứt trên da 
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, các tác nhân gây bệnh. 
  • Hạn chế cho da tiếp xúc với nước. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. 

Lưu ý: Không ngâm với nước muối. 

Điều trị khi bệnh trở nặng:

Bước 1: Dùng các loại thuốc bôi tạo sừng – bạt sừng như diprosalic, axit salicylic,…

Bước 2: Kết hợp uống kháng sinh và bôi thuốc.

Bước 3: Nếu vùng da bị nhiễm khuẩn thì dùng thuốc chống nấm nizoral hoặc griseofulvin, imidazol.

Bước 4: Đối với trường hợp nặng thì cần dùng tới kháng sinh histamin và dùng corticoid. Chẩn đoán và chỉ định của Bác sĩ da liễu Khi sử dụng thuốc cần phải có sự chuẩn đoán chính xác về mức độ bệnh của các bác sĩ da liễu để có liều lượng thích hợp.

Tự ý sử dụng thuốc không có chỉ định dễ dẫn tới tác dụng phụ, bởi các loại thuốc bôi ngoài da tuy có một nhược điểm dùng bôi nhiều, không đúng cách da sẽ bị teo, viêm da tiếp xúc…

Bài viết được đăng tải bởi: BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĐỔ MỒ HÔI TÂY

Bàn tay luôn ẩm ướt

Ẩn quảng cáo