MENU

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐAU VAI GÁY

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐAU VAI GÁY

Why do you feel hurt in your neck and shoulders ?

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ CKI Võ Thị Hồng Hướng 

Đau vai gáy là gì ?

Đau vai gáy là một tình trạng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp và có đang xu hướng trẻ hóa, gây đau và khó chịu ở vùng cổ vai gáy. Đau vai gáy tuy không phải bệnh nặng và khó chữa trị nhưng nếu không được chữa trị dứt điểm thì có thể để lại những hậu quả khó lường cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của những người không may mắc phải.

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao và hạn chế đau vai gáy tái phát, cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến đau vai gáy?

Nguyên nhân gây bệnh: Có 02 nhóm nguyên nhân

Nguyên nhân cơ học: 

  • Tính chất công việc: Thường sảy ra ở nhân viên văn phòng, do ngồi quá lâu khiến cơ vùng cổ & bả vai bị chèn ép, khí huyết lưu thông chậm dẫn đến đau vai gáy. Thêm nguyên nhân nữa là một số trường hợp do thói quen ngồi làm việc sai tư thế. 
  • Nằm ngủ sai tư thế: Thường do gối đầu quá cao, nằm ngủ sai tư thế. 
  • Chấn thương: Các chấn thương ảnh hưởng đến cột sống, gân, dât chằng cũng là nguyên nhân gây nên đau mỏi vai gáy. 
  • Nhiễm lạnh 
  • Thiếu dinh dưỡng 
  • Tập luyện quá sức

Nguyên nhân do các bệnh lý xương khớp:

  • Rối loạn chức năng thần kinh 
  • Thoái hóa cột sống cổ 
  • Vôi hóa cột sống 
  • Viêm bao khớp vai 
  • Dính khớp bả vai
  • Viêm vai gáy 
  • Viêm bao gân 
  • Rối loạn khớp bả vai lòng ngực. 

Triệu chứng:

  • Đau vùng cổ, bả vai, cánh tay 
  • Cơ căng cứng, hạn chế cử động cột sống
  • Cơn đau xuất hiện lúc sáng sớm, khi ngủ dậy
  • Người thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ hoặc ngủ không ngon
  • Tình trạng kéo dài sẽ gây đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất tập trung, giảm trí nhớ.

Phương pháp điều trị: 

Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ: Diazepam, Mydocalm, Myonal.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin,…
  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

Điều trị không dùng thuốc

Y học cổ truyền

  • Xoa bóp, bấm huyệt.
  • Châm cứu.

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng:

  • Nhiệt trị liệu: hồng ngoại, parafin
  • Điện trị liệu: điện xung, siêu âm, sóng ngắn
  • Kỹ thuật bằng tay: massage trị liệu, kéo dãn các cơ co thắt, di động khớp
  • Các bài tập vận động, tập mạnh cơ vùng cổ gáy và toàn thân
  • Hướng dẫn các tư thế đúng trong công việc và sinh hoạt

Các bài tập thể dục dành cho người đau vai gáy:

  1. Gập cổ
  • Ngồi, lưng thẳng, 2 tay dọc theo thân mình
  • Cúi gập đầu đưa cằm sát ngực
  • Hít thở, giữ lại 10 giây, lặp lại động tác 5-7 lần
  1. Duỗi cổ
  • Ngồi, lưng thẳng, 2 tay dọc theo thân mình
  •   Ngữa cổ ra sau, hướng mắt lên trần nhà
  •   Hít thở, giữ lại 10 giây, lặp lại động tác 5-7 lần
  1. Nghiêng đầu sang bên
  • Ngồi, lưng thẳng, 2 tay dọc theo thân mình
  • Nhìn thẳng về phái trước, sau đó nghiêng đỉnh đầu sang phải, cố gắng chạm tai phải vào vai phải, không nâng vai.
  • Hít thở, giữ lại 10 giây, sau đó đưa đầu về trung tính, lặp lại động tác 5-7 lần
  • Lặp lại thao tác đó với bên trái
  1. Xoay đầu sang bên
  • Ngồi, lưng thẳng, 2 tay dọc theo thân mình
  • Xoay đầu sao cho mặt hướng về vai trái
  • Hít thở, giữ lại 10 giây, lặp lại động tác 5-7 lần
  • Lặp lại thao tác với bên phải
  1. Kéo dãn cơ vai
  • Ngồi, lưng thẳng, 2 tay dọc theo thân mình
  • Tay trái đặt sau lưng, tay phải ở phía bên trái của đầu, nghiêng đầu sang phải đến khi cảm thấy căng ở phía vai trái.
  • Hít thở, giữ lại 10 giây, lặp lại động tác 5-7 đặt bên lần
  • Lặp lại thao tác đó sang bên trái
  1. Xoay vai:
  • Bắt đầu ở tư thế ngồi hoặc đứng, nhưng bạn cần giữ thẳng lưng & cổ
  • Nâng vai lên & sau đó xoay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều tùy ý
  • Tất cả các động tác nên được thực hiện càng linh hoạt càng tốt
  1. Bài tập giãn cơ tay:
  • Bắt đầu bằng tư thế đứng, dang hai chân rộng bằng vai
  • Bắt chéo cánh tay trái qua ngực
  • Sử dụng tay phải để kéo cánh tay trái hướng về ngực đến khi khuỷu tay sát với ngực
  • Giữ tư thế trong khoảng 10 giây và lặp lại ở phía bên kia
  1. Co duỗi cả hai vai: 
  • Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng và di chuyển tay ra sau lưng
  • Thực hiện động tác rướn người bằng cách giơ hai tay lên cao cho đến khi bạn cảm thấy cơ thể như được kéo giãn ra
  • Giữ trong 30 – 40 giây và lặp lại liên tục 3 lần
  • Nếu muốn tập kỹ hơn, bạn có thể uốn cong cơ thể về phía trước

Liệu có cách nào ngăn ngừa đau mỏi vai gáy để tránh những tổn thương lâu dài cho cơ xương khớp?

  • Giữ tư thế đúng
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm
  • Nghỉ ngơi thường xuyên khi làm việc
  • Vận động thường xuyên, Ngăn ngừa đau mỏi vai gáy với bài tập cho cổ vai gáy
  • Giảm stress, tránh căng thẳng
  • Dinh dưỡng: bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E

Đơn vị tài trợ:

BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Sơn Trà – Đà Nẵng
  • Hotline Bệnh viện 199: 1900986868
  • Đường đi (Get directions): Click here

Đặt lịch khám trực tuyến

Điện thoại hỗ trợ 24/7: 0906548848

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

BỆNH VIỆN 199 ĐÀ NẴNG

Rehabilitation department of 199 Hospital

Ẩn quảng cáo