MENU

CÁC VẤN ĐỀ NÊN LÀM KHI MANG THAI

CÁC VẤN ĐỀ NÊN LÀM KHI MANG THAI

Bài viết được dịch & đăng tải bởi Ths.Bs Lê Như Ngọc – Phòng khám Sản Phụ khoa 28 Hải Phòng Đà Nẵng

CÁC ĐIỀU NÊN LÀM KHI MANG THAI

  1. Bổ sung vitamin trong thai kỳ

Chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin và khoáng chất là cần thiết. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể không đáp ứng đủ nhu cầu cho thai kỳ.

Vitamin dành cho mẹ bầu có các thành phần dinh dưỡng với hàm lượng đáp ứng đủ nhu cầu cho thai kỳ, như:

  • Acid folic
  • Canxi
  • Sắt

Những loại vitamin này hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.

Vitamin tổng hợp thường chứa DHA, EPA hoặc cả hai. Đây là những chất béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển trí não thai nhi.

Tuy nhiên, một số loại vitamin liều cao có thể gây hại cho em bé. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc và liều lượng thuốc trong thai kỳ.

2. Ngủ đủ giấc

Thay đổi nồng độ nội tiết tố có thể khiến bạn khó ngủ hơn trong 9 tháng mang thai. Mang thai là một hành trình dài và nhiều khó khăn, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ, vì vậy giấc ngủ là điều quan trọng. Cần đảm bảo ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm.

3. Vận động trong thai kỳ

Đã qua rồi cái thời mẹ bầu tránh vân động nhiều dù là một ngón tay. Giờ đây chúng ta biết rằng tập thể dục rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Trên thực tế, tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn chống lại nhiều vấn đề phát sinh khi mang thai, như:

  • Mất ngủ
  • Đau nhức cơ
  • Tăng cân quá mức
  • Các vấn đề về thay đổi tâm trạng

Nếu bạn thường xuyên tập thể dục trước khi mang thai, hãy duy trì thói quen đó trong thai kỳ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, để được hướng dẫn các phương pháp tập luyện an toàn và thoải mái cho bạn và em bé.

  1. Ăn hải sản

Hải sản chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, như acid béo omega-3, kẽm và sắt tốt cho tim mạch. Nhưng hải sản sống hoặc nấu chưa chín có thể gây ra một số vấn đề.

Hải sản có thể chứa vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng có hại, chúng sẽ bị loại bỏ khi nấu chín kỹ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá sống và cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ví dụ :

  • Cá mập
  • Cá kiếm
  • Cá tilefish
  • Cá thu

Ăn không quá 12 ounce (#340gram) cá mỗi tuần.

  1. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn, nếu bạn không bị nhau tiền đạo hay thuộc nhóm thai kỳ nguy cơ cao khác.

  1. Yoga khi mang thai

Bạn nên tránh tập luyện Bikram hay hot yoga trong thai kỳ, nhưng các loại hình yoga khác thì vẫn phù hợp. Tìm và theo tập các lớp học yoga nhẹ nhàng hoặc yoga dành cho bà bầu.

  1. Tiêm vắc-xin cúm

Phụ nữ mang thai có thể tiêm và nên tiêm vắc xin cúm miễn là không có chống chỉ định.

Vắc xin cúm không được làm từ vi rút sống, nên bạn sẽ không nhiễm cúm từ thuốc chủng ngừa. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ bạn cũng như thai nhi.

  1. Tăng cân hợp lý

Lời khuyên “ăn cho hai người” đối với các bà mẹ đang mang thai không có nghĩa là bạn ăn bất cứ thứ gì bạn muốn. Thay vào đó, phụ nữ cần phải có chế độ ăn hợp lý, về các loại thức ăn và lượng thức ăn.

Tăng cân nhiều trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn chỉ cần bổ sung thêm khoảng 100 Kcal / ngày để hỗ trợ thai nhi phát triển. Vào tam cá nguyệt thứ ba, nhu cầu năng lượng tăng thêm khoảng 300 – 500 Kcal/ ngày.

  1. Kiểm tra sức khỏe răng miệng

ACOG khuyến cáo các thai phụ nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ khi mang thai, cùng với việc vệ sinh răng miệng thường xuyên.

CÁC VẤN ĐỀ KHÔNG NÊN LÀM KHI MANG THAI

  1. Không hút thuốc lá

 Trẻ sinh ra từ những phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có cân nặng lúc sinh thấp hơn và có nguy cơ giảm khả năng học tập hơn so với trẻ sinh ra từ những bà mẹ không hút thuốc.

Ngoài ra, trẻ em sinh ra từ những phụ nữ hút thuốc có nhiều khả năng sẽ thử hút thuốc ở độ tuổi sớm hơn và trở thành người hút thuốc thường xuyên sớm hơn.

  1. Không uống rượu/bia

Rượu gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của em bé. Những phụ nữ uống rượu trong thai kỳ có thể sinh ra một đứa trẻ mắc hội chứng nhiễm độc rượu ở thai nhi (FAS), bao gồm các triệu chứng:

  • Cân nặng lúc sinh thấp
  • Trẻ gặp nhiều vấn đề về học tập và hành vi
  • Chậm tăng trưởng, chậm phát triển

Ngay cả khi chỉ uống một lượng ít rượu/bia cũng có thể gây ảnh hưởng. Và dường như không có giới hạn lượng rượu/bia nào là mức an toàn trong thai kỳ.

  1. Không ăn thịt, trứng sống hay chín tái

Thịt và trứng sống và chưa nấu chín có nguy cơ gây bệnh do nhiễm listeria hay toxoplasma. Ngộ độc thực phẩm cũng có thể xảy ra.

Nhiễm Listeria hay Toxoplasma có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, và có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí sẩy thai. Vì vậy hãy đảm bảo rằng trứng và thịt bạn ăn khi mang thai đều được nấu chín kỹ.

  1. Không ăn thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn – như hot dog, xúc xích, cá hồi xông khói và các loại thịt được chế biến sẵn khác – có thể mắc bệnh , chẳng hạn như bệnh listeriosis và bệnh toxoplasma.

Một điều quan trọng nữa là nên uống sữa tươi và phô mai tiệt trùng.

  1. Không sử dụng các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Canxi rất quan trọng đối với thai nhi đang phát triển, nhưng mẹ phải thận trọng khi sử dụng sữa để đáp ứng nhu cầu Canxi cho mẹ và con.

Sữa tươi nguyên chất, chưa tiệt trùng không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ vì nó có thể chứa vi khuẩn gây hại, như vi khuẩn Listeria.

  1. Không ngồi trong bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi

 Mặc dù giúp thư giãn, nhưng môi trường có nhiệt độ cao của bồn tắm nước nóng, bồn Jacuzzis và phòng xông hơi có thể quá nguy hiểm đối với các bà mẹ đang mang thai.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng một trong những hình thức trên trong tam cá nguyệt đầu có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai. Ngâm mình trong nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể gây ra nhiều vấn đề cho thai nhi, bao gồm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

  1. Không uống quá nhiều caffeine

Caffeine có thể đi qua nhau thai và làm tăng nhịp tim của thai nhi.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng phụ nữ có thể uống một – hai tách cà phê mỗi ngày (<200 mg caffeine/ ngày).

  1. Không dọn hộp cát vệ sinh của mèo

Bạn vẫn có thể chơi đùa cùng mèo của mình và rửa tay sau đó, nhưng không được dọn sạch hộp cát cho mèo.

Chất thải của mèo chứa hàng triệu vi khuẩn và ký sinh trùng. Một trong số đó là Toxoplasma gondii, đặc biệt nguy hiểm đối với các bà mẹ mang thai.

Nhiễm Toxoplasma gondii có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu. Trẻ sơ sinh nhiễm ký sinh trùng này có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm co giật và khiếm khuyết nhận thức

Ths.Bs Lê Như Ngọc

Phòng khám Sản Phụ Khoa – Ths.Bs Lê Như Ngọc

  • 28 Hải Phòng – TP Đà Nẵng. ĐT : 0927599711
  • Fanpage : https://www.facebook.com/SanPhuKhoa.LeNhuNgoc

Nguồn https://www.healthline.com/health/pregnancy/dos-and-donts

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

CÁC BIẾN CHỨNG THAI KỲ

CÁC LOẠI VẮC XIN CẦN TIÊM TRƯỚC KHI MANG THAI

CÓ NÊN QUAN HỆ VỢ CHỒNG TRONG THỜI GIAN MANG THAI

CHO CON BÚ TRONG LÚC MANG THAI CÓ AN TOÀN KHÔNG ?

UỐNG THUỐC KHÁNG SINH KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN KHÔNG ?

CÁC LOẠI THỨC ĂN CẦN TRÁNH KHI MANG THAI

Ẩn quảng cáo