MENU

HÓA CHẤT TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN

HÓA CHẤT TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau – thông qua các sản phẩm chúng ta sử dụng, thực phẩm và cả trong không khí.

Các nghiên cứu cho thấy các hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC) có thể làm giảm chất lượng của tinh trùng và trứng, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Khoảng 95% dân số có EDC trong cơ thể và những người vô sinh/hiếm muộn thì có mức EDC cao hơn.

Hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC) là gì ?

Có nhiều loại EDC khác nhau. Bảng dưới đây là các EDC chính có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nguồn gốc của chúng.

Các loại hóa chất:

  • Bisphenol (BPA/ BPS/ BPE): Được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm bằng nhựa, lớp lót trong lon, hộp, thùng chứa và lớp bóng trên các tờ giấy thanh toán tiền, hóa đơn bán hàng.
  • Phthalates: Được thêm vào nhựa để tăng độ dẻo và bền. Tìm thấy trong các món đồ chơi, giày dép, bao bì thực phẩm, ống nhựa y tế và các sản phẩm chăm sóc cơ thể. 
  • Parabens: Được sử dụng như chất bảo quản trong các sản phẩm không chứa vi khuẩn, và tìm thấy trong thức ăn, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể.
  • Các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs): Được sử dụng trong các thiết bị điện, chất bôi trơn công nghiệp, và dùng làm chất chậm bắt lửa cho đồ nội thất. là sản phẩm phụ của các quy trình công nghiệp như sản xuất kim loai, giấy, đốt gỗ hay nung nóng nhựa.
  • Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng: Những sản phẩm này được tìm thấy  ở hầu hết các chuồng gia súc, vườn và phun trên nhiều loại thức ăn và cây trồng công nghiệp. 
  • Kim loại nặng ( vd nhôm, asen, cadmium, crôm, chì, thủy ngân…): Những sản phẩm này được tìm thấy  ở hầu hết các chuồng gia súc, vườn và phun trên nhiều loại thức ăn và cây trồng công nghiệp.

EDC gây ra những ảnh hưởng gì ?

EDC có thể gây ra các vấn đề về sinh sản vì chúng có thể giả dạng các hormone sinh dục nam nữ và còn có thể ngăn chặn các hormone đó (estrogen và testosterone). Điều này gây cản trở chức năng sinh sản bình thường của cơ thể và có thể gây ra các vấn đề :

  • Thay đổi nồng độ hormone
  • Giảm chất lượng tinh trùng và trứng
  • Phá hủy DNA trong tinh trùng
  • Làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, mất nhiều thời gian hơn để mang thai
  • Tăng nguy cơ sẩy thai
  • Mãn kinh sớm

Trong khi hầu hết mọi người đều có EDCs trpng cơ thể, các nghiên cứu cho thấy những người hiếm muộn/vô sinh có nồng độ EDCs cao hơn. Người ta cũng thấy được rằng, nồng độ EDCs cao cũng làm giảm khả năng mang thai ở những cặp vợ chồng làm IVF.

Bạn có thể làm gì ?

Không thể tránh EDCs hoàn toàn vì chúng ở xung quanh chúng ta. Nhưng bạn có thể làm các bước đơn giản sau để giúp giảm phơi nhiễm :

  • Rửa trái cây và rau xanh để loại bỏ bỏ bớt thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ và các hóa chất khác được phun lên.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn để tránh tiếp xúc EDCs từ bao bì nhựa, lớp plastic lót trong các đồ hộp hay giấy gói.
  • Hạn chế ăn cá béo ( cá hồi, cá ngừ, cá mòi) và thịt mỡ, cũng là hạn chế được thuốc trừ sâu, kim loại nặng và các chất hóa học hòa tan trong chất béo tích lũy trong các loài động vật này
  • Uống nước từ chai thủy tinh hoặc chai nhựa cứng thay vì nhựa mềm, vì các hóa chất EDCs làm cho nhựa mềm dẻo có thể ngấm vào đồ uống của bạn
  • EDCs dễ dàng hấp thu vào thức ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ, vì vậy hãy hâm nóng thức ăn trong bát sành hoặc thủy tinh và đậy bằng khăn giấy hoặc đĩa thay vì hộp đựng đồ ăn bằng nhựa mềm, màng bọc thực phẩm và giấy bạc.
  • Tránh tiếp xúc chất khử mùi, thuốc lá, hóa chất mạnh, các sản phẩm có mùi thơm nồng, mùi nhựa và khói, vì tất cả đều chứa EDCs
  • Mở cửa sổ để không khí trong lành vào phòng
  • Tránh thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong vườn, tại nơi làm việc hay ở nhà. Thay vào đó giảm sâu bệnh và cỏ dại bằng “ hóa chất xanh”, không chứa các chất độc hại
  • Tránh chất tẩy, khử trùng tay, các sản phẩm tẩy rửa, chất tẩy rửa thảm hay các hóa chất mạnh như keo, sơn, vẹc-ni…
  • Đọc nhãn mác các mỹ phẩm, dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, sữa tắm và chọn các sản phẩm không chứa paraben.
  • Cố gắng tránh các sản phẩm có mùi thơm nồng
  • Đọc nhãn mác đồ ăn và tránh các sản phẩm có chứa chất phụ gia, chất bảo quản và chất chống vi khuẩn
  • Nhận ra được một số thủ thuật quảng cáo. Ví dụ : sản phẩm được quảng cáo “không chứa BPA”, thường có các hóa chất thay thế như BPS có thể gây hại tương tự PBA.

Nếu bạn gặp khó khăn khi đang cố gắng để mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được khám và tư vấn đúng chuyên khoa.

Ths.Bs Lê Như Ngọc

Phòng khám Sản Phụ Khoa – Ths.Bs Lê Như Ngọc

Nguồn : https://www.yourfertility.org.au/everyone/lifestyle/chemicals-our-environment

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Qúy khách tra cứu nhanh bằng cách quét QR code trên Zalo hoặc click vào hình bên dưới:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA – ThS Bác sĩ LÊ NHƯ NGỌC

Ẩn quảng cáo