MENU

Dấu Hiệu Thường Gặp Của Bệnh Trĩ

Những Dấu Hiệu Thường Gặp Của Bệnh Trĩ Bạn Nên Biết Sớm

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ như: 

  • Chế độ sinh hoạt không điều độ, ngồi quá lâu nhưng ít vận động. 
  • Táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm. 
  • Do chèn ép, gây áp lực lên hậu môn. 
  • Các yếu tố di truyền. 
  • Cơ thắt hậu môn bị thoái hóa, tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi. 
  • Do quá trình mang thai, sinh đẻ, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh. 

2. Các dấu hiệu của bệnh trĩ:

2.1 Một trong những dấu hiệu bạn hay thấy là khi đi đại tiện ra máu:

Đây là hiện tượng chảy máu mỗi khi đại tiện. Ban đầu có thể là vài giọt dính ở phân, giấy vệ sinh, nhưng sau đó có thể chảy thành tia với lượng nhiều hơn.

2.2 Dấu hiệu thứ hai, cũng rất dễ nhận biết, đó là đau rát hậu môn:

Đặc biệt là khi đi đại tiện. Điều này lý giải từ những va chạm của búi trĩ gây cảm giác đau rát cho người bệnh. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng táo bón nên thường xuyên phải rặn và dẫn đến đau rát.

2.3 Thứ ba là ngứa hậu môn: Khi bị trĩ sẽ khiến cho một số các búi trĩ sa ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công nên gây ra ngứa ngáy, khó chịu.

2.4 Dấu hiệu thứ tư là tiết dịch hậu môn:

Khi bị trĩ thì sẽ có một số các dịch nhầy ra gây tình trạng ẩm ướt, khó chịu và nguy cơ viêm nhiễm hậu môn…

2.5 Dấu hiệu thứ năm là sưng đỏ hậu môn:

Sưng phồng xung quanh hậu môn do các búi trĩ tạo nên, khi quan sát có thể nhìn thấy các bọng máu nổi lên gây đau đớn cho người bệnh.

2.6 Thứ sáu là dấu hiệu sa búi trĩ – lòi búi trĩ:

Là biểu hiện sau khoảng thời gian mắc trĩ. Ban đầu sa xuống hậu môn nhưng vẫn có thể tự co lên được. Sau đó phải dùng tay đẩy lên hoặc người bệnh sờ thấy búi trĩ nằm ở rìa hậu môn.

3. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ:

  • Sử dụng các liệu pháp dân gian.
  • Uống thuốc Đông y.
  • Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa: dùng thuốc bôi, uống thuốc Tây, đặt thuốc ở hậu môn…
  • Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa: chích xơ, tiêm xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ, thắt động mạch, đốt điện lazer, thắt dây chun, phương pháp Longo…

Bài viết được đăng tải bởi: Bác sĩ TRẦN NGUYÊN PHÚ – PHÒNG KHÁM NGOẠI TỔNG QUÁT VÀ ĐƠN VỊ HẬU MÔN TRỰC TRÀNG – BỆNH VIỆN 199 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn
  • Đường đi (Get directions): Click here

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

Bác sĩ tư vấn về các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ: 

  1. Các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
  2. Điều trị bệnh trĩ
  3. Bệnh trĩ có gây ung thư hay không ?
  4. Trung tâm bệnh trĩ Miền Trung

BẠN CẦN LÀM GÌ KHI THƯỜNG XUYÊN BỊ TÁO BÓN

Táo bón là tình trạng đi cầu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần. Tình trạng này kéo dài vài ngày rồi dứt, người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…

Xem chi tiết tại:

DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN Y KHOA TẠI NHÀ 

Bạn muốn kiểm tra sức khỏe nhưng ngại không muốn đến bệnh viện, phòng khám hoặc không có thời gian ? Hãy gọi cho chúng tôi

Xem chi tiết tại:

Ẩn quảng cáo