MENU

5 NHÓM NGƯỜI CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO

5 NHÓM NGƯỜI CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO

NHỮNG NGƯỜI NÀO CÓ NGUY CƠ BỊ ĐỘT QUỴ CAO

Bác sĩ tư vấn về các bệnh nội tiết – tim mạch – tiêu hóa 

  1. Người có bệnh cao huyết áp: 

Áp lực máu tăng cao trong lòng mạch là nguyên nhân dẫn đến vỡ mạch máu não gây ra đột quỵ não. Tăng huyết áp và phình động mạch não làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ não.

Những người có bệnh tăng huyết áp nên theo dõi huyết áp thường xuyên và nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình. 

2. Người có bệnh đái tháo đường:

Bệnh đái tháo đường thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa động mạch gây cản trở lưu thông máu, nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ não.

3. Người có bệnh tim:

Người có các bệnh về tim mạch, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.

4. Người béo phì:

Tăng cholesterol, tăng lipid cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ với tỉ lệ cao. 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Bệnh-béo-phì.png

5. Nhóm người dùng nhiều bia rượu và các chất kích thích:

Thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA ĐỘT QUỴ LÀ GÌ ?

  • Rối loạn ý thức, mê man
  • Méo miệng
  • Liệt nửa người
  • Tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác
  • Đột ngột nhìn không rõ, thị lực giảm dần
  • Nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, tai ù
  • Đột ngột tê cứng ở mặt, tay, chân
  • Tê cứng nửa người
  • Đau đầu dữ dội
  • Cảm thấy buồn nôn
  • Cảm thấy tức ngực và khó thở

CÁCH SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ 

Khi phát hiện người bị đột quỵ, ngay lập tức gọi 115 để đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Vậy trong thời gian chờ xe cấp cứu đến bạn cần phải làm gì ? 

  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30 – 45 độ, mặc quần áo thoáng.
  • Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.
  • Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
  • Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
  • Lưu ý: Trước khi nhân viên Y tế tiếp cận được bệnh nhân, tuyệt đối không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.

Bài viết được đăng tải bởi: Bệnh viện 199 – Đà Nẵng

Thông tin liên hệ bệnh viện:

  • Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng
  • Hotline: 1900986868
  • Điện thoại: 02363 985 276
  • Email: lienhe@benhvien199.vn

Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.

Tìm bác sĩ tại các Tỉnh – Thành phố

Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng … 

Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.

Trân trọng cảm ơn quý khách !

Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: khamdinhkydanang@gmail.com

BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Ẩn quảng cáo