Chuyên gia tư vấn chiến lược cho các Phòng khám, Bệnh viện
Cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, mô hình bệnh viện, phòng khám đặc biệt đối với các đơn vị Y tế ngoài công lập đôi lúc cũng gặp khó khăn về dòng tiền. Vậy nếu bạn là CEO của bệnh viện, phòng khám bạn sẽ làm gì khi gặp khó khăn về dòng tiền ? Bên dưới là các gợi ý bạn nên tham khảo:
Phân tích và quản lý chi phí:
Phân tích chi tiết toàn bộ hoạt động của bệnh viện, xem xét lại toàn bộ các quy trình nhằm tìm ra các điểm cắt giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng phục vụ.
Tích cực đàm phán với các nhà cung cấp về đơn giá đầu vào, thời gian thanh toán công nợ.
Tối ưu hóa nguồn nhân lực nhằm tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng mới.
Tăng cường thu dung điều trị nhằm khai thác thiết bị, hạ tầng hiện có.
2. Đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ:
Rà soát các hợp đồng khám sức khỏe, hợp đồng cung cấp dịch vụ để tiến hành các bước thu hồi sớm công nợ. Đối với hợp đồng mới rút ngắn thời gian thanh toán.
Đàm phán với các hãng bảo hiểm để rút ngắn thời gian thanh toán.
3. Tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung:
Mở rộng thêm sản phẩm dịch vụ mới để thu hút khách hàng mới.
Tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích gia tăng để khách hàng, bệnh nhân có thêm lựa chọn để cải thiện nguồn thu.
Mở rộng các gói chăm sóc sức khỏe định kỳ để người dân dễ dàng tiếp cận.
Tìm kiếm và hợp tác với các đối tác để mở rộng tệp khách hàng.
4. Thực hiện chiến lược tăng cường thu nhập:
Tăng cường các công tác truyền thông quảng bá để đưa thương hiệu, sản phẩm.
Xây dựng chính sách giá dịch vụ nhằm thu hút thêm khách hàng, bệnh nhân.
Tăng cường hợp tác với các bác sĩ, phòng mạch, phòng khám tuyến dưới để mở rộng phạm vi hoạt động.
5. Tiếp cận các tổ chức tín dụng để tìm kiếm các khoản vay ưu đãi:
Trong trường hợp các biện pháp được đưa ra nhưng tình hình vẫn không khả quan thì việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng nên tính đến.
Mỗi đơn vị sẽ có những cơ chế đặc thù khác nhau, việc áp dụng biện pháp nào phù hợp thì các Bác cân nhắc.